Cô gái bị sa thải vì quay video TikTok trong giờ làm việc, bây giờ ra sao?
Ngày 4.3, tại vùng lõi thuộc vịnh Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), Tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh khi tuần tra kiểm soát đã phát hiện tàu cá QN - 40476-TS đang có hành vi sử dụng lồng cào sắt để khai thác thủy sản.Sau đó, tổ công tác đưa phương tiện cùng tang vật về cảng công tác Bến Đoan (P.Hồng Gai, TP.Hạ Long) để xử lý theo quy định.Làm việc với cơ quan chức năng, lái tàu khai danh tính là P.V.Đ (42 tuổi, trú tại khu 7, P.Phong Hải, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh).Theo UBND TP.Hạ Long, từ năm 2017, tỉnh Quảng Ninh có quy định cấm đánh bắt thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long cũng như quyết liệt xử lý việc sử dụng các dụng cụ, ngư cụ đánh bắt theo kiểu hủy diệt.Trong vòng 1 năm qua, lực lượng chức năng bắt giữ 34 vụ với 34 đối tượng, khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; xử phạt 33 vụ vì hành vi vi phạm lĩnh vực thủy sản, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 554,5 triệu đồng.Chelsea ra đòn ‘phản công’ Barcelona sau những thất bại ở thị trường chuyển nhượng
Trước ngày đón Xuân Son trở về, vợ và con của anh đã dọn dẹp, cùng nhau trang trí lại nhà cửa theo chủ đề tết. Đã 5 năm kể từ khi chuyển đến Việt Nam thi đấu nhưng đây là cái Tết Nguyên đán đầu tiên mà Xuân Son đón với tư cách là người Việt Nam. Một tin vui ngày cuối năm âm lịch với Xuân Son là anh đã có lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội tháng 12.2024 (theo thống kê của chuyên trang BuzzMetrics) nhờ màn trình diễn chói sáng ở AFF Cup 2024. Anh đứng thứ 4 trong danh sách này. Con số này là minh chứng cho sức "nóng" mà Xuân Son đã tạo ra và mức độ yêu mến của người hâm mộ dành cho anh. Trước giờ ra viện, Xuân Son chia sẻ những hình ảnh tích cực trên trang cá nhân. Anh xuất hiện với hình ảnh tươi vui và vẫn tiếp tục tập các bài phục hồi sau phẫu thuật. Cả Xuân Son và vợ là chị Marcele đều rất hào hứng đón năm mới Ất Tỵ dù nam tiền đạo chắc chắn sẽ gặp bất tiện trong việc đi lại ít nhiều vì chấn thương. Đón tết ở nhà, Xuân Son cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ cũng như hạn chế tăng cân quá đà vì không thể tập luyện như bình thường. Theo BS-CKII Vũ Tú Nam, trưởng khoa Phẫu Thuật Nội soi khớp & Y học Thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, ca phẫu thuật của Xuân Son đòi hỏi sự hoàn thiện và tính cá thể hoá trong từng khâu. Chấn thương của Xuân Son không chỉ là gãy đơn giản mà là gãy thân xương phức tạp, có mảnh rời lớn 7cm và nguy cơ các đường nứt tách thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Việc kết hợp xương với kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình lành xương tự nhiên và các cấu trúc lành xung quanh.Thách thức lớn nhất là tính toán chi tiết tất cả các bước, từ loại đinh, kích thước đinh, vị trí đinh, đến kỹ thuật nắn chỉnh qua da mà không cần mở đến vịt gãy. Nhờ sự hợp tác giữa các phòng ban cùng công nghệ mô phỏng, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.ThS.BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc Điều hành Motion lab kiêm Bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, cho biết, việc khi nào Xuân Son có thể quay lại tập luyện phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có thời gian và quá trình hồi phục. Tối thiểu, Xuân Son có thể tập luyện cường độ cao sau 6 tháng, nhưng trung bình phải mất đến 9 tháng để trở lại sân bóng chính thức.BS Hồ Ngọc Minh đánh giá rằng với chấn thương này, Xuân Son có đủ khả năng lấy lại phong độ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, vận động viên và ban huấn luyện. Thành tựu trước đây đã minh chứng: nhiều vận động viên như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều đã quay lại đỉnh cao sau các chấn thương nặng. Điều này tăng cường niềm tin về sự phục hồi thành công cho Xuân Son.Xuân Son nhận được sự hỗ trợ từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), CLB, Bệnh viện Vinmec cũng như nguồn động viên, quan tâm lớn từ người hâm mộ trong quá trình hồi phục. Các nguồn lực tài chính, kỹ thuật và tâm lý đều được huy động để đảm bảo anh có thể quay lại thi đấu trong điều kiện tốt nhất.Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng rằng Xuân Son sẽ lại vượt qua tất cả thách thức, phục hồi ngoạn mục và tiếp tục toả sáng trên sân cỏ trong tương lai.
'Mỹ nhân bolero' Thiên Hương: Tôi thấy mình tệ khi từng muốn bỏ nghề
Còn nhớ ở lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức vào năm 2023, đội ĐH Huế đã đăng quang chức vô địch đầy cảm xúc. Trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện của miền Trung càng chơi càng hay đã từng bước khuất phục các đối thủ mạnh để vào đến trận chung kết, trước khi đánh bại đội Trường ĐH Thủy lợi đầy nghẹt thở để bước lên ngôi vị cao nhất.Thế nhưng 1 năm sau đó (ở mùa giải 2024), khi được thi đấu vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung trên sân nhà, đội ĐH Huế đã bất ngờ dừng chân sớm. Trong trận đấu quyết định để giành tấm vé vào vòng chung kết, ĐH Huế khi đó là đương kim vô địch đã không thể thắng được đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng.Và lúc này, đội ĐH Huế đang quyết tâm tìm lại vị thế của chính mình. Tại vòng đấu nhóm của khu vực Duyên hải miền Trung, đội ĐH Huế khởi đầu khá chật vật, khi may mắn mới giành được 1 điểm (hòa 0-0) trước đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Nhưng khi bị đặt vào thế buộc phải thắng ở lượt trận cuối, đội ĐH Huế đã thể hiện bản lĩnh đúng lúc và chơi một trận đấu bùng nổ để đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng với tỷ số 5-0.Chiến thắng tại trận đấu then chốt giúp đội ĐH Huế trở thành đại diện duy nhất của đất cố đô góp mặt ở vòng đấu play-off. Chiến thắng 5 sao đầy xuất sắc cũng giúp đội ĐH Huế gỡ bỏ áp lực, tạo đà tâm lý tốt trước cuộc đối đầu sống còn tranh vé vào vòng chung kết, gặp đội ĐH Duy Tân vào lúc 13 giờ ngày 12.1. "Khi vào Đà Nẵng để tranh tài ở vòng loại, toàn đội đã xác định tinh thần quyết tâm cao độ để giành vé vào vòng chung kết. Các em luôn thể hiện sự khát khao, nỗ lực hết mình và điều đó đã được chứng minh thông qua trận thắng 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Khi gặp khó, chúng tôi càng cố gắng hơn", HLV phó Dương Văn Dũng nhấn mạnh."Mục tiêu của ban huấn luyện và lãnh đạo ĐH Huế đề ra ở giải đấu lần này là đi càng sâu càng tốt. Chúng tôi sẽ thi đấu hết mình ở trận play-off, để đạt được mục tiêu đã đặt ra. ĐH Huế là đội bóng có truyền thống và đã từng đăng quang ở mùa giải đầu tiên năm 2023. Vì thế, chúng tôi muốn thể hiện được bản lĩnh của nhà vô địch, để có lần thứ 2 vào TP.HCM đá vòng chung kết", HLV phó Dương Văn Dũng nói thêm.Tuy nhiên, ĐH Duy Tân cũng là đội bóng không dễ bị bắt nạt, khi đã giành vé đi tiếp với thành tích bất bại. Trận đấu play-off loại trực tiếp có tính chất hoàn toàn khác. Do đó, như ông Dũng đã nói, nhà vô địch mùa giải 2023 ĐH Huế cần tiếp tục thể hiện bản lĩnh đúng lúc thì mới có thể vượt ải.
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Đà Nẵng 'nóng' với DIFF cùng loạt show diễn lần đầu tiên có tại Việt Nam
Nhà xã hội học và nhà nghiên cứu tình dục học lâm sàng người Mỹ, tiến sĩ Sarah Melancon, nói rằng: Hầu hết những người bị chứng miên dâm đều không nhớ gì về sự kiện này - nếu bị đánh thức trong khi đang hành động, họ thường bối rối và không nhớ gì về những gì đã xảy ra. Khi biết được hành vi của mình, họ có thể cảm thấy ngạc nhiên, xấu hổ.